CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN VIỆT NAM( TFA VIETNAM ., JSC)
CHI NHÁNH BẮC NINH
Địa chỉ: Số 20 nguyễn gia thiều, suối hoa, TP. Bắc Ninh
ĐIỆN THOẠI: 02413.856.280/278- HOTLINE: 0973 442 824
Website:
www.ketoantfa.com KHÓA HỌC: NGHỀ KẾ TOÁN A-Z
-----------------------------------------------
Các chủ doanh nghiệp thường gặp khó khăn gì từ công tác quản lý kế toán trong DN của mình?
1.Khó khăn trong việc tuyển dụng và quản lý nhân viên kế toán:
- Nhân viên kém về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm thực tế: Nghiệp vụ kém, không nắm chắc khiến theo dõi sai số liệu kế toán; Kinh nghiệm không có nên không chủ động và có khả năng để giải quyết các tồn đọng kế toán phát sinh, Chủ DN phải tự giải quyết dẫn đến mất thời gian kinh doanh, đau đầu và hoang mang không biết đúng sai như thế nào?????
- Nhân viên nhảy việc, thiếu trách nhiệm để lại mớ kế toán lộn xộn: Không có SSKT, các chứng từ, báo cáo kế toán thất thoát; Các kế toán vào sau vô trách nhiệm không kiểm tra kế toán trước mà tiếp nối sai sót hết năm này sang năm khác.
2.Khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng văn bản pháp luật Thuế, kế toán cho mô hình DN của mình:
- Văn bản pháp luật về thuế và kế toán thay đổi thường xuyên, chồng chéo lên nhau khiến DN khó cập nhật được thường xuyên và liên tục.
- Đọc và được tập huấn các văn bản nhưng vẫn không phân biệt để áp dụng cho DN mình chuẩn nhất có lợi cho DN mà không sợ sai phạm, DN hoang mang và không tự tin trong việc quản lý kế toán có đúng với Pháp luật quy định hay không?
===> GIẢI PHÁP: DN sử dụng người nhà được học kế toán thực tế chuyên sâu làm kế toán để tránh thay đổi thường xuyên và việc theo dõi kế toán bị sai sót gián đoạn. Chủ DN hoặc quản lý DN nên hiểu về kế toán và thuế để định hướng quản lý cho nhân viên, tránh việc nhân viên làm sai mà không biết gây thất thoát cho DN.
Kế toán là nghề dễ kiếm việc và tăng thu nhập cho tất cả mọi người.
Đối với kế toán các DN không cần bạn phải có bằng cấp mà họ chỉ cần bạn có làm được tốt công việc hay không? ( Gồm các công ty nước ngoài và Công ty tư nhân).
1.Bạn đã tốt nghiệp các nghành nghề về ngoại ngữ, tin học: Nó là ngôn ngữ và công cụ làm việc mà bất cứ ai cũng phải có.
2.Bạn đang là giáo viên: Thời gian của bạn nhiều muốn có thêm việc để tăng thu nhập và giảm thời gian rảnh rỗi.
3.Bạn chưa tốt nghiệp trường nào hoặc chưa có việc làm do nghành học khó xin việc: muốn có công việc ổn định.
===> GIẢI PHÁP: Học kế toán để hiểu chuyên môn giúp cho việc phiên dịch cho Sếp được chính xác ( Vì bản thân họ cũng không biết kế toán và nếu bạn biết sẽ giúp họ tin tưởng và đánh giá cao tính chính xác khi bạn phiên dịch); Học kế toán để sử dụng thời gian rảnh rỗi kiếm tiền một cách chủ động.
TÊN KHOÁ HỌC: NGHỀ KẾ TOÁN A-Z
• Đối tượng học: Quản lý DN, các cán bộ nhân viên nghành nghề khác nhau, học sinh đã tốt nghiệp cấp III....
• Thời gian học: 30 đến 36 buổi ( Học đến khi thành nghề)
• Tài liệu học: Chứng từ thực tế của các DN đang hoạt động.
• Công cụ học: Máy vi tính
• Cam kết: Chuẩn chất lượng đầu ra ( Học đến khi thành nghề)
• NỘI DUNG HỌC CHI TIẾT : Gồm các phần sau.
PHẦN 1: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN CƠ BẢN.
1. Các thuật ngữ cơ bản trong kế toán: Học tất cả các ngôn ngữ phải sử dụng trong kế toán giúp kế toán xác định được trọng yếu vấn đề kế toán xảy ra.
2. Làm quen hệ thống tài khoản: Các loại tài khoản, khái niệm và sơ đồ kết cấu của các loại tài khoản.
3. Định khoản và hạch toán kế toán: Các bước định khoản; các loại bút toán kế toán; các bước hạch toán một nghiệp vụ kế toán phát sịnh.
4. Thực hành định khoản, hạch toán: Luyện phát hiện tài khoản liên quan, phát hiện nghiệp vụ và định khoản, hạch toán chính xác.
5. Các chứng từ kế toán: Các loại chứng từ gốc, chứng từ kế toán, cách lập các chứng từ.
6. Chế độ kế toán hiện hành: Các chế độ. Cách lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với các loại hình DN khác nhau theo pháp luật thuế và kế toán quy định. Phân tích khái niệm các loại hình DN hiện hành.
7. Các loại kế toán DN: Phân biệt các loại kế toán, cách cập nhật và theo dõi từng loại trong DN thương mại.
8. Cách phân biệt chứng từ kế toán: Phân biệt chứng từ hợp lý hợp lệ để thực hiện kế toán theo pháp luật thuế và chứng từ hợp lệ cho kế toán quản trị.
9. Cách sử dụng hệ thống tài khoản kế toán: Các tài khoản được sử dụng trong thực tế làm việc của 1 DN; Phân biệt chính xác tài khoản được sử dụng cho từng tình huống kế toán phát sinh của nhiều loại DN khác nhau; Các rủi ro thường gặp và biện pháp xử lý tránh rủi ro thất thoát cho DN.
10. Quy trình hạch toán kế toán: Quy trình hạch toán kế toán chuẩn theo từng bước cụ thể từ khi nhận chứng từ phát sinh đến khi lên được kết quả kinh doanh. Thực hành hạch toán nhiều tình huống của nhiều công ty khác nhau giúp kế toán rèn luyện khả năng nhớ tài khoản, nhận biết chính xác và hạch toán nhanh tất cả các nghiệp vụ khi phát sinh. Phân tích các rủi ro thường gặp trong từng tài khoản, từng nghiệp vụ và biện pháp xử lý tránh rủi ro.
11. Quy trình ghi chép, lập SSKT, các loại báo cáo kế toán: Ghi chép hệ thống SSKT của từng vị trí kế toán và các báo cáo cho từng vị trí: Từ căn cứ chứng từ -- Lập các sổ chi tiết Lập các sổ tổng hợp Lập các báo cáo quy định.
12. Quy trình lập báo cáo tài chính: Quy trình từng bước lập các bảng biểu quy định trong BCTC và cách kiểm soát tính chính xác của BCTC với SSKT.
13. Quy trình lập các loại báo cáo thuế: Thuế GTGT, TNDN,TNCN....
PHẦN 2: THỰC HÀNH CÁC CÔNG VIỆC KẾ TOÁN THỰC TẾ
1. Thực hành tập hợp và phân loại chứng từ gốc kế toán: Tập hợp các chứng từ và phân loại theo các vị trí kế toán sử dụng khác nhau, nhận biết tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ.
2. Thực hành lập các chứng từ kế toán: Căn cứ chứng từ gốc kế toán, lập tất cả các chứng từ kế toán liên quan theo quy định.
3. Thực hành hạch toán kế toán: Hạch toán tất cả các chứng từ kế toán thực tế theo quy trình từ khi phát sinh đến khi lên được kết quả kinh doanh.
3. Thực hành ghi chép sổ sách kế toán và các báo cáo của tất cả các vị trí kế toán khác nhau:
Lập và ghi chép các sổ chi tiết: Hàng hóa; công nợ phải thu, công nợ phải trả, phân bổ khấu hao.......và lập báo cáo tương ứng theo từng loại theo dõi.
Lập và ghi chép các sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản.
4. Thực hành lập các báo cáo thuế: Lập báo cáo thuế GTGT, TNDN,TNCN theo tháng, quý, năm. Thực hành các tình huống sai sót Báo cáo thuế và cách điều chỉnh cho từng sai sót cụ thể.
5. Thực hành lập Báo cáo tài chính: Lập tất cả các bảng biểu trong bộ báo cáo tài chính mà BTC và thuế quy định. Cách đối chiếu, kiểm tra phát hiện sai sót.
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN CÔNG VIỆC THỰC TẾ TRONG DN TM.
1. Cách quan sát và tiếp cận với Công ty và phòng kế toán khi mới đi làm ngày đầu tiên.
2. Cách tiếp cận với chứng từ, công việc và thực hiện công việc thực tế tại các vị trí kế toán cụ thể khác nhau.
3. Kinh nghiệm, cách kiểm tra phát hiện tồn đọng và biện pháp xử lý cho từng vị trí kế toán phụ trách.
PHẦN 4: TẬP HUẤN KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM LÀM VIỆC KẾ TOÁN THỰC TẾ.
1. Kỹ năng giải trình với Sếp với cơ quan nhà nước
2. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết tồn đọng với NCC và khách hàng.
3. Kỹ năng phát hiện và phòng tránh các rủi ro kế toán thường gặp trong DN và biện pháp xử lý chính xác.
4. Kỹ năng xắp xếp khoa học công việc kế toán đảm bảo tính kịp thời và chính xác.
PHẦN 5: TỔNG KẾT, GIAO LƯU.
1. Hướng dẫn ôn thi.
2. Thi tốt nghiệp.